Cho cá cảnh ăn một việc làm nghe qua tưởng chừng như đơn giản nhưng đây là một việc làm rất quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh trưởng và phát triển của cá cảnh. Vậy cho cá cảnh ăn như thế nào? Và cho cá cảnh ăn bao nhiêu là đủ? Cùng Cá Cảnh 24H tìm hiểu cho cá cảnh ăn đúng cách qua bài viết dưới đây.
Cách cho cá cảnh ăn:
1. Chọn thức ăn phù hợp
Việc chọn loại thức ăn phù hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng khi nuôi cá cảnh là rất quan trọng , có thể giúp cá cảnh có sức khỏe tốt, năng động và có màu sắc tươi tắn.
May mắn là đa số các giống cá cảnh hiện nay trên thị trường đều có thuộc tính ăn tạp nên có nguồn thức ăn khá đa dạng. Nên tìm hiểu thói quen ăn uống của cá cảnh đang nuôi để có thể lựa chọn loại thức ăn phù hợp với chúng.
Hiện nay, các loại thức ăn phổ biến cho cá cảnh ăn thức ăn từ thực vật (rong rêu, tảo biển,…), thức ăn từ động vật (tôm tép, bo bo, trùn chỉ,…) và các loại thức ăn tổng hợp bán phổ biến trên trị trường
Trong quá trình cho cá cảnh ăn cần phải chú ý quan sát xem cách ăn uống của cá để có thể điều chỉnh lại loại thức ăn phù hợp với sở thích của cá giúp cá cảnh phát triển nhanh.
2. Cho cá cảnh ăn bao nhiêu
Nên cho cá cảnh ăn lượng thức ăn vừa đủ, không nên cho cá ăn quá nhiều tránh để thức ăn dư thừa tích tụ trong bể cá làm ảnh hưởng đến môi trường nước khiến cá cảnh mắc bệnh hoặc thậm chí có thể khiến cá cảnh bị chết.
Khi cho cá cảnh ăn đó nên chia thức ăn thành nhiều phần nhỏ và cho cá ăn trong vài phút để quan sát phản ứng của cá. Đầu tiên, chỉ nên rắc một ít thức ăn vào bể cá rồi quan sát cá ăn, khi cá ăn hết mới cho cá ăn tiếp tục lần hai, lần ba. Khi thấy cá có biểu hiện thờ ơ hay ngậm thức ăn trong miệng rồi nhả ra thì không nên cho cá ăn nữa.
Một cách cho cá ăn bạn nên biết đó là cho ăn thiếu còn hơn thừa. Khi cho cá cảnh ăn thừa sẽ xảy ra nhiều vấn đề như ô nhiễm nguồn nước do thức ăn thừa tích tụ lâu ngày khiến cá mắc bệnh.
3. Tần suất cho cá ăn trong ngày
Theo một số người có kinh nghiệm thì nên cho cá cảnh ăn đều đặn thường xuyên, không cho cá ăn vài ngày không thể chết nhưng có thể khiến cá bị yếu, giảm sức đề kháng, mệt mỏi và không thích bơi lội. Cho cá ăn với tần suất 2 lần/ngày là tốt nhất và chỉ cho cá cảnh ăn với một lượng thức ăn vừa đủ ăn hết trong 5 phút. Thời điểm phù hợp nhất cho cá cảnh ăn là vào buổi sáng và buổi chiều, nên giờ giấc cụ thể để cho cá ăn.
Nếu trong trường hợp quá bận rộn, chỉ có thời gian cho cá ăn 1 lần thì nên cho ăn vào buổi sáng. Việc cho cá ăn có giờ giấc cụ thể, đúng giờ giúp cá khỏe mạnh, sinh trưởng tốt.
4. Nên cho cá cảnh ăn vào thời điểm nào?
Trong tự nhiên,các loài cá hầu hết sẽ kiếm ăn vào lúc sáng sớm và chạng vạng tối. Mặc dù có thể cho cá cảnh ăn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng thời điểm tốt nhất là vào buổi sáng và buổi chiều. Chúng sẽ nhanh chóng biết được thời điểm cho chúng ăn, lúc này sẽ háo hức bơi qua lại để chờ đợi bữa ăn.
5. Dấu hiệu cá đói
Thật ra, cá là một loài liên tục tìm kiếm thức ăn mặc dù chúng có thể nhịn ăn trong nhiều ngày. Đây là bản năng tự nhiên của chúng để đảm bảo nguồn thức ăn mà chúng có thể lấy bất cứ khi nào cần thiết. Khi cá quen với môi trường sống trong bể, chúng thường theo sát người nuôi liên tục để tìm kiếm thức ăn. Dựa vào tập tính và hành vi rất khó để có thể xác định được chính xác liệu cá có đang bị đói hay không.
Tuy nhiên, không nên cho cá ăn mỗi khi chúng đòi, thay vào đó, bạn nên cung cấp một lượng thức ăn đều đặn và theo dõi sự phát triển của chúng hằng ngày. Cần thay đổi lượng thức ăn nếu phát hiện cá có dấu hiệu gầy đi hoặc béo lên, nên tăng thêm lượng thức ăn khi có cá dấu hiệu gầy và giảm nếu cá đang phát triển quá nhanh. Việc biết dấu hiệu cá bị đói kết hợp với phương pháp nuôi cá đúng cách giúp cá đảm bảo sức khỏe.
6. Dấu hiệu cho cá cảnh ăn quá nhiều
Dấu hiệu cho thấy bạn đang cho cá ăn quá nhiều có thể nhận biết dễ dàng qua cơ thể của chúng. Đầu tiên, bụng cá có dấu hiệu sẽ phình lên và căng quá mức, có thể tạo thành hình cầu. Đây là dấu hiệu nhận biết bằng mắt khi cá cho ăn quá nhiều. Hệ tiêu hóa của cá lúc này không thể tiêu hóa được hết lượng thức ăn và dẫn đến tình trạng cá bị táo bón. Cần được xử lý kịp thời để tránh gây nguy hiểm cho cá cảnh.
Dấu hiệu thứ hai là do cá không kịp ăn hết lượng thức ăn nên thức ăn còn thừa rơi xuống đáy bể quá nhiều. Nếu bạn có một số loại như cá dọn bể, ốc, tếp ở dưới đáy bể thì không có vấn đề gì. Nếu không có thì lượng thức ăn thừa đó sẽ bị nát, gây ra sự giải phóng của một vài chất độc hại như ammonia trong nước và làm ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng đến khả năng cá cảnh sinh trưởng.
Lượng thức ăn thừa không được dọn dẹp, lâu ngày tích tụ lại dưới đáy bể có thể sẽ tạo điều kiện cho rêu, ốc hại phát triển gây hại đến sức khỏe, sự sinh trưởng của cá cảnh. Cho cá ăn ít đi không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cá mà còn có thể giải quyết vấn đề rêu ốc hại.
Các loại thức ăn cho cá cảnh
Thức ăn khô
Thức ăn khô là loại thức ăn phổ biến và tiện lợi được nhiều người nuôi cá cảnh sử dụng. Thức ăn khô có sẵn được chế biến theo dạng viên, hạt và bột. Loại thức ăn này chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cá cảnh.
Thức ăn sống
Một số loại thức ăn sống như trùn chỉ, tép, bo bo,…là loại thức ăn yêu thích của cá cảnh, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Thức ăn sống cung cấp lượng chất dinh dưỡng tự nhiên và kích thích bản năng săn mồi của cá. Loại thức ăn này có giá thành rẻ và dễ dàng tìm kiếm trên thị trường, có thể mua tại các cửa hàng bán cá cảnh.
Rau củ và thức ăn tự nhiên
Các loại rau củ và thức ăn như rêu, tảo có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cá cảnh. Rau củ có thể cung cấp dưỡng chất cho cá cảnh, bên cạnh đó còn mạng lại nhiều công dụng hữu ích như tăng độ màu sắc và giúp cá tiêu hóa dễ dàng hơn.
Kết luận
Bài viết trên đã nêu ra một vài thông tin hữu ích trong việc cho cá cảnh ăn phù hợp và hiệu quả. Cá Cảnh 24H hy vọng qua đây có thể giúp bạn có thêm được những kinh nghiệm và thông tin cần thiết để có thể tự tin biết cách cho cá cảnh ăn và chăm sóc cá phát triển hiệu quả nhất.