Nguồn Gốc, Đặc Điểm Cá Nóc Cảnh Và Các Loài Phổ Biến

cá nóc cảnh

Hiện nay, cá nóc cảnh đang được rất nhiều người muốn sở hữu trong bể cá của mình. Nhưng cá nóc cảnh lại mang đến mối đe dọa nguy hiểm khi chạm trực tiếp vào người chúng, cá nóc cảnh chứa độc tố trên da và nội tạng. Vậy cá nóc cảnh có nguồn gốc và đặc điểm như thế nào? Cùng tìm hiểu thông tin về cá nóc cảnh qua bài viết dưới đây cùng Cá Cảnh 24H nhé!

Giới thiệu về cá nóc cảnh

cá nóc cảnh

1.Nguồn gốc

Cá nóc cảnh thuộc bộ cá nóc và thuộc lớp cá vây tia, có tên khoa học là Tetraodontiformes. Hiện nay trên thế giới có hơn 120 loài cá nóc và chúng được sinh sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Cá nóc cảnh phổ biến trên thị trường hiện nay là giống cá nóc da beo có vẻ ngoài lốm đốm tựa như lông báo.

2.Đặc điểm hình thái

Cá nóc là một loài động vật có xương sống, chứa độc tố mạnh, chất độc trong người chúng chỉ thua kém loài ếch phi tiêu vàng. Cá nóc cảnh không có vảy và vây bụng, chỉ có vây sau lưng và vây hậu môn nhưng khá mềm.

Cá nóc cảnh có thân tròn và thon dần từ đầu đến đuôi, đuôi cá thuôn dài giống những loài cá khác. Thân chúng sẽ phồng to lên trông giống như quả bóng khi có tác động từ bên ngoài. Đầu cá nóc cảnh tròn, mắt lồi, miệng nhỏ và có hàm răng chắc khoẻ. Cá nóc có lỗ mang nhưng không có khe mang như các loài cá khác. Vây đuôi của cá nóc kiểng có hình dáng như cánh quạt.

Chất kịch độc của cá nóc nằm ở da và nội tạng nên cần hết sức thận trọng và khéo léo khi chạm vào chúng, tránh tác động trực tiếp vào da cá. Sở hữu ngoại hình độc lạ nên hiện nay cá nóc cảnh được nhiều người ưa thích.

3. Tập tinh sinh sản

Khi đến thời kỳ sinh sản cá nóc tiết ra lượng độc tố càng cao. Cá nóc sinh sản vào khoảng tháng 2-3 và tháng 7-9 hằng năm. Đây cũng là thời điểm độc tính của cá ở mức cao nhất.

Đến mùa sinh sản cá cái sẽ đẻ trứng lên các giá thể, cá đực thụ tinh cho trứng ngay sau khi cá cái đẻ, bảo vệ và chăm sóc trứng đến khi nở thành cá con.

Kỹ thuật nuôi nóc cảnh

Vì có thể sống tốt ở cả môi trường nước ngọt và nước mặn, kỹ thuật nuôi cá nóc cảnh cũng có nhiều sự khác biệt với các loại cá cảnh khác.

1. Môi trường sống

Hồ nuôi cá nóc cảnh cần trang bị hệ thống lọc theo kiểu thác treo và đèn sưởi tối thiểu 50w. Nguồn nước phải đảm bảo không chứa thành phần độc hại, nếu dùng nước máy cần phải phơi nắng 1 ngày để nước bay hết khí clo. Cá nóc cảnh đa phần là cá nóc da beo nước ngọt và nước mặn.

Cá nóc da beo thường sống chủ yếu ở vùng nước ngòi đổ ra biển nên nước phù hợp với cá nóc nên pha thêm một chút muối để duy trì áp suất thẩm thấu cho da cá. Nói chung, nước nuôi cá nóc cảnh là nước lợ, mang tính kiềm yếu. Muối dùng để pha vào bể nên sử dụng muối tự nhiên hạt to. Nhiệt độ nước duy trì khoảng 25 -28 độ C.

2. Cá nóc cảnh ăn gì?

Cá nóc cảnh là loài cá ăn tạp, có thể ăn các loại trùn, tép, các loại cá nhỏ,…, không nên cho cá ăn ốc vặn để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh giun sán vì chúng thường mang nhiều sán và ký sinh trùng. Cá nóc cảnh không ăn các loại thực phẩm tổng hợp có sẵn, để cho cá ăn bạn phải cho cá làm quen và luyện từ khi cá còn nhỏ với lượng nhỏ thức ăn sau đó tăng dần lượng thức ăn để cá thích nghi.

3.Thay nước bể cá nóc cảnh

Cá nóc cảnh sống trong nước mềm, có độ kiềm yếu nếu nuôi cá trong môi trường nước quá chua sẽ khiến khó thở và tăng trọng chậm.

Nếu nuôi trong môi trường quá chua, cá sẽ gặp tình trạng bị thối vảy và giảm tuổi thọ. Có hai phương pháp thay nước cho cá: thay nước từng phần và thay nước toàn bộ.

Thay nước từng phần: dùng ống hút để hút sạch cặn bẩn tích tụ dưới đáy bể. Chỉ xả 1/4 lượng nước trong bể. Nước mới cần phải khử độc và phơi nắng rồi mới cho vào. Mùa xuân và hè thay nước 3 lần / tuần. Vào mùa thu và đông, thay nước 2 lần/tuần.

Cách thay nước hoàn toàn: vớt cá cảnh và cây thủy sinh sang bể chứa tạm thời có môi trường nước giống với bể chính. Làm sạch bể cá bằng bọt biển. Sau đó cho nước mới vào, cần đảm bảo giữ nhiệt độ luôn ở mức ổn định. Thay nước hoàn toàn theo định kỳ 3-4 tháng /lần.

4. Cách phòng bệnh

Cá nóc cảnh thường mắc bệnh đốm trắng, nguyên nhân do nhiệt độ có sự thay đổi lớn. Khi cá bị bệnh đốm trắng nên tăng nhiệt độ lên 30°C rồi dừng lại, sau 1h tăng thêm 1-2 °C, thực hiện trong vài ngày. Nên cho thêm vào bể cá một ít muối. Ký sinh trùng sẽ rời cơ thể của cá sau vài ngày. Thay nước định kỳ cho bể cá là cách phòng bệnh tốt nhất cho cá.

Cá nóc cảnh dễ bị nhiễm ký sinh trùng nếu thường xuyên cho chúng ăn các loại thức ăn sống. Có thể sử dụng các loại thuốc tẩy giun để tẩy gian cho cá. Cách tốt nhất để phòng bệnh cho cá là thay nước thường xuyên, đảm bảo nguồn gốc các loại thức ăn, luôn giữ thông số nước ở mức ổn định.

Một số loài cá nóc cảnh phổ biến

Cá nóc da beo

cá nóc cảnh

Cá nóc da beo là loại cá nhỏ, thường sống theo bầy đàn và có màu sắc tương đối đẹp, trên thân cá có những đốm màu xanh – đen giống như con báo. Cá nóc da beo có thể giúp tiêu diệt những loài cá, ốc phá hoại cho mùa màng.

Cá nóc da beo là loài cá ăn tạp, thức ăn chính của loài cá này là các loài cá nhỏ, các loài ốc nhỏ có hại và các ấu trùng trong nước.

Cá nóc gai

cá nóc cảnh

Cá nóc gai có đặc trưng là những chiếc gai nhọn dài 10-20cm trông giống như lông nhím. Khi có tác động từ bên ngoài, cá nóc gai sẽ phình to phần bụng để bảo vệ bản thân.

Cá nóc mít- cá nóc nước ngọt

cá nóc cảnh

Cá nóc mít là một loài cá phổ biến ở vùng biển Việt Nam, có độc tính cực độc. Trên thực tế, đã có trường hợp cho thấy cá nóc mít cắn người.

Chính vì vậy, bạn nên tránh xa khi gặp cá nóc mít và không nên sử dụng để làm thực phẩm. Cá nóc mít là thân hình tương đối nhỏ, thân hình có màu vàng nâu, phần bụng tròn và có màu trắng sáng.

Kết luận

Cá nóc cảnh là một trong những loài cá có chứa độc tính ở da và nội tạng, độc tính sẽ mạnh nhất khi cá vào thời điểm sinh sản, vì thế nên tránh tiếp xúc trực tiếp vào cá để phòng các trường hợp mối nguy hiểm có thể xảy ra. Bài viết trên, Cá Cảnh 24H hy vọng mang đến cho bạn những thông tin có giá trị về loài cá nóc cảnh giúp bạn biết cách chăm sóc đàn cá và đảm bảo an toàn cho bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *