Cá Cảnh Biển Và Hướng Dẫn Chi Tiết Kỹ Thuật Nuôi

cá cảnh biển

Nuôi cá cảnh biển là thú chơi mới cho người đam mê cá cảnh được du nhập vào Việt Nam. Cá cảnh biển là loại cá cảnh khó nuôi hơn cá cảnh nước ngọt. Để nuôi được cá cảnh biển cần phải chuẩn bị nhiều thứ cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của cá như nguồn nước biển, nhiệt độ nước và thức ăn cho cá. Cùng Cá Cảnh 24h tìm hiểu các đặc điểm cũng như cách nuôi loài cá cảnh biển này nhé!

Cá cảnh biển là gì?

cá cảnh biển

Cá cảnh biển là một thú vui tao nhã và đòi hỏi người nuôi có lượng kiến thức chuyên nghiệp, mất nhiều công sức để chăm sóc. Để nuôi cá biển cảnh, bạn cần phải có một bể nuôi cá phù hợp, hệ thống lọc nước và các thiết bị cần thiết khác.

Cần tìm hiểu kỹ thông tin về các loài cá biển cảnh muốn nuôi, để chắc chắn rằng loại cá cảnh biển muốn nuôi có thể sống chung với nhau và môi trường sống trong bể phù hợp. Cá cảnh biển là loài cá sống ở nước mặn, độ mặn từ 30-35%. Cá cảnh biển là một phần trong hệ sinh thái biển đa dạng và phong phú, gồm rạn san hô, thảm cỏ biển và vùng nước mở.

Kỹ thuật nuôi cá biển cảnh

1.Nguồn nước

Nguồn nước phù hợp để nuôi cá biển cảnh có 2 loại là nước biển tự nhiên và nước biển nhân tạo. Trong nước biển tự nhiên có chứa nhiều vi sinh vật, khoáng chất tự nhiên phong phú so với nước biển nhân tạo.

Nước biển tự nhiên: Là nguồn nước biển ở ngoài tự nhiên có độ mặn phù hợp với các loại cá cảnh nước biển. Nhiệt độ nước biển phù hợp để nuôi cá cảnh biển là 27-28 độ C, cá cảnh biển rất nhạy cảm trong việc thay đổi nhiệt độ nguồn nước, vì vậy cần đảm bảo nhiệt độ nước luôn giữ ở mức cân bằng và chênh lệch không quá 2 độ C.

Độ pH thích hợp với cá cảnh biển nằm trong khoảng 8-8,5. Luôn phải theo dõi và cân bằng độ pH của nước, nếu độ pH<8 thì cần bổ sung thêm CO2 để cân bằng lại độ pH cho bể cá biển.

Nước biển nhân tạo: Để nuôi cá cảnh biển thông thường sẽ sử dụng nước biển nhân tạo. Vì trong nước biển tự nhiên có các thành phần hóa học khá phức tạp. Do đó, bạn cần phải pha tỷ lệ muối biển nhân tạo và nước ngọt theo một liều lượng nhất định để tạo ra nước biển có thành phần hóa học giống nước biển tự nhiên nhất có thể.

Nước biển khi mua về cần để lắng những chất dơ ở trong nước đồng thời phải cắm hệ thống lọc liên tục trong 5 ngày để lọc sạch nước và tạo thời gian cho vi sinh phát triển.

2. Hệ thống lọc

Lọc nước là yếu tố quan trọng đứng sau nguồn nước, quyết định 90% sự sống của cá biển. Có hai hệ thống lọc phổ biến cho cá biển là lọc tràn và lọc đáy. Mỗi hệ thống lọc có ưu và nhược điểm riêng:

  • Hệ thống lọc tràn:  Thường đặt trong bể cá, ưu điểm là nhỏ gọn, đơn giản thích hợp đối với những bể cá nhỏ, khuyết điểm là lọc không sạch những cặn bã dưới đáy bể làm mất thẩm mỹ bể cá. Bên cạnh đó nó là có thể đưa một lượng chất thải của cá, rêu ra ngoài bể. Không cần tốn thêm máy bơm để bơm nước ra khỏi bể rồi dẫn vào bể lọc đáy.
  • Hệ thống lọc đáy: Có ưu điểm là lọc sạch được chất cặn dưới đáy bể tăng độ thẩm mỹ cho bể cá cảnh biển vì không thấy hộp lọc. Khuyết điểm là mất nhiều công sức, tốn kém nhưng khi sử dụng hệ thống lọc đáy tỷ lệ cá khỏe mạnh cao hơn.

3.Cách để bể cá cảnh biển

Bể cá cảnh biển khác với bể nước ngọt vì cá cảnh nước mặn thường được bắt ở các rạng san hô ở dưới độ sâu, nên bể cá cần có nhiệt độ nước ở mức 24-27 độ C là điều kiện tốt nhất cho cá biển sống và phát triển mạnh khỏe. Nên chọn nơi thoáng mát tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp để đặt bể cá tránh làm tăng nhiệt độ nước cũng như hạn chế sự phát triển của rêu trong hồ  làm mất thẩm mỹ của bể cá.

4.Cách chọn cá

Việc hiểu biết và nắm thông tin về các loài cá cảnh biển là rất quan trọng trong quá trình lựa chọn cá. Cần biết thuộc tính, tính chất của các loại cá cảnh biển muốn nuôi để biets được có thể nuôi chung các loài chung một bể hay không tránh tình trạng cá lớn ăn cá bé. Có thể nhờ các chủ cửa hàng cá biển cảnh tư vấn loại cá hững loài cá có thể sống hòa đồng với nhau. phù hợp, vừa đẹp vừa dễ nuôi.

5.Thức ăn cho cá

Artemia: là một loại trứng nghĩ, thường được sử dụng làm thức ăn cho các loài cá biển, ấu trùng tôm. Việc chuẩn bị ấp artemia khá phức tạp và tốn nhiều công sức. Thời gian artemia ấp từ 24-37 tiếng.

Bo Bo: hay còn gọi là trứng nước, xuất hiện ở vùng nước bẩn, chuyên dùng làm thức ăn cho ấu trùng tôm cá nước ngọt. Khi cho cá cảnh biển ăn bo bo có một nhược điểm là khi cho vào nước biển sẽ chết và lắng xuống đáy, làm dơ nước bể.

Thức ăn viên nổi : hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thức ăn dạng viên nỗi cho cá, nên sử dụng loại thức ăn này.

Tép tươi: là thức ăn cho cá được vớt từ ngoài thiên nhiên. Ngoài chất dinh dưỡng, vỏ tép còn chứa nhiều carotene giúp tăng sắc tố cho cá.Tép tươi là loại thức ăn ít mầm bệnh, tốt cho cá.

Cá chép: thường được dùng làm thức ăn cho cá cảnh biển, có giá thành rẻ hơn tép. Tuy nhiên, cá chép thường mang nhiều mầm bệnh và có thể lây nhiễm cho cá cảnh biển. Nên rửa sạch cá chép trước khi cho ăn.

Các loại cá cảnh biển dễ nuôi

Cá Nemo

cá cảnh biển

Cá Nemo, còn được gọi là cá Hề hay cá Hải Quỳ, có tên tiếng anh là Clownfish. Đây là loại cá cảnh dễ nuôi nhất, phổ biến hàng đầu trong giới nuôi cá cảnh biển. Cá Nemo được biết đến rộng rãi qua bộ phim hoạt hình “Đi tìm Nemo”.

Cá Nemo có đặc tính dễ thích nghi, sống khỏe mạnh và sinh trưởng tốt với nhiều điều kiện môi trường sống khác nhau nên chăm sóc chúng rất đơn giản.

Cá Nemo có thân hình nhỏ nhắn, nổi bật thân hình màu vàng cam hoặc nâu sẫm, kết hợp với các dải màu trắng đen đặt trưng. Kích thước trung bình của một chú cá Nemo là 10-18cm. Chúng có tính cách hòa đồng nên có thể sống chung với các loài có cùng tính cách khác.

Cá Trạng Nguyên

cá cảnh biển

Cá Trạng Nguyên, có tên tiếng anh là Mandarinfish, là loài cá cảnh biển thuộc danh sách dễ nuôi và được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp thuộc hàng top thế giới, được mệnh danh là “vua của loài cá cảnh biển”.

Cá Trạng Nguyên có kích thước lớn, màu sắc sặc sỡ, các sọc xanh, vàng, đỏ xen kẽ lẫn nhau. Tính cách của cá Trạng Nguyên hung dữ, thích săn mồi.

Cá khoang cổ

cá cảnh biển

Cá khoang cổ, có tên nước ngoài là Clark’s Clownfish. Cá khoang cổ có thân hình nhỏ nhắn, màu sắc độc đáo bắt mắt kết hợp với những sọc trắng đen lớn từ phía sau cổ trải dài tới đuôi. Cá khoang cổ có sức sống tốt và dễ dàng thích nghi với điều kiện môi trường sống trong bể cá dù không đạt tiêu chuẩn.

Cá khoang cổ là loài cá cảnh biển lưỡng tính tiền nam, có nghĩa là cá cái khi trưởng thành đều sẽ trải qua giai đoạn là cá đực và nếu cá cái mất thì cá đực sẽ chuyển đổi lưỡng tính trở thành cá cái mất khoảng 5 đến 6 tháng.

Kết luận

Hiện nay, nhu cầu nuôi cá cảnh biển tăng mạnh nên có thể dễ dàng tìm kiếm các shop cá cảnh biển trên thị trường. Việc nuôi á cảnh biển mất nhiều thời gian và công sức trong việc chuẩn bị nguồn nước, lắp đặt hệ thống nhưng trong qua trình chăm sóc thì dễ dàng hơn. Bài viết trên, Cá Cảnh 24h hy vọng có thể giúp bạn nắm rõ được kỹ thuật và kiến thức hữu ích để bạn có thể dễ dàng hơn trong quá trình nuôi cá cảnh biển.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *